Hotline Giải đáp, Tư vấn: 0888 332 882 - Hotline đặt hàng: 0833 15 8338/ 0833 25 8338 - Email: Cotsong.vn@gmail.com

4 BƯỚC XỬ TRÍ BAN ĐẦU KHI GẶP CHẤN THƯƠNG XƯƠNG KHỚP!

pexels-photo-3760275-1068x735.webp

Anh Chị đã biết? Với những chấn thương xương khớp (khớp gối, cổ chân, cổ tay..) nếu không rách da chảy máu, không gãy xương thì ngay sau thời điểm xảy ra tai nạn, càng sớm càng tốt thực hiện quy trình RICE: Rest, Ice, Compression và Elevation để giúp cơ thể chữa lành thương tổn nhanh nhất có thể, mọi người nhé!

Rest – Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi và bảo vệ khu vực bị thương hoặc đau. Ngừng, thay đổi hoặc tạm dừng bất kỳ hoạt động nào có thể gây đau nhức hơn.

Ice – Chườm lạnh

Chườm "lạnh'' hay ''nóng'' ? | Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Lạnh sẽ giảm sưng đau, chườm đá hoặc túi lạnh ngay lập tức để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sưng tấy. Thời gian chườm từ 10 đến 20 phút, mỗi ngày 4-8 lần. Sau 48 đến 72 giờ, nếu hết sưng, hãy chườm nóng vùng bị đau. Không chườm đá hoặc chườm nóng trực tiếp lên da mà cần thông qua túi chườm để tránh bỏng tổ chức. Có thể để một chiếc khăn phủ thương tổn trước khi đặt túi chườm lên da.

Compression – Băng ép

Orthopedics, Bandage, Hand, Chalk, Hospital, Broken

Băng ép hoặc quấn vùng tổn thương hoặc đau bằng băng đàn hồi sẽ giúp giảm sưng tấy. Lưu ý tránh quấn quá chặt vì có thể gây sưng nhiều hơn do giảm lưu thông tuần hoàn. Dấu hiệu cho thấy băng quá chặt bao gồm tê, ngứa ran, tăng cảm giác đau, mát hoặc sưng tấy ở vùng bên dưới băng.

Elevation – Treo cao chi thể

Treo cao vùng bị thương hoặc đau trong khi chườm đá và bất cứ lúc nào bạn đang ngồi hoặc nằm. Cố gắng giữ vùng đó bằng hoặc cao hơn tim để tuần hoàn về trung tâm thuận lợi, giúp giảm thiểu sưng tấy.

Ngoài ra, nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cũng có thể giúp giảm đau và sưng. Chúng bao gồm: Ibuprofen (Advil hoặc Motrin), Naproxen (Aleve hoặc Naprosyn). Anh Chị nên đọc và làm theo tất cả các hướng dẫn ghi trên nhãn. Khi hết đau nhức, mọi người hãy bắt đầu từ từ các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh, sau đó tăng dần các bài tập này lên.
Trong trường hợp có rách da chảy máu thì cần ưu tiên băng ép cầm máu trước khi đến cơ sở y tế gần nhất và không quên tiêm phòng uốn ván. Hơn 90% các trường hợp vết thương chảy máu, băng ép thành công chứ không cần phải garo, anh chị nhé! Băng ép là dùng bông gạc ép lên ngay vết thương rồi dùng băng buộc ép bên ngoài để cầm máu. Trong trường hợp gãy xường thì ưu tiên hằng đầu là dùng nẹp bất động chi gãy để giảm đau, tránh nguy cơ bị sốc do đau trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Tuyệt đối không để chi thể “Lủng lẳng” trong quá trình vận chuyển trên đường, anh chị nhé!

SHARE giúp bác sĩ tới mọi người, 1 giây Share của anh chị có thể góp phần nhỏ giúp cộng đồng xử lý chấn thương xương khớp kịp thời.

Trân trọng thật nhiều!
Bác sĩ Khánh.

Bài viết liên quan